Cá nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cá sặc gấm đúng cách

Cá sặc gấm nằm trong bộ sưu tập những loài cá cảnh được yêu thích nhất của dân chơi cá bởi nét độc đáo, màu sắc đẹp, đặc biệt là khá dễ nuôi. Yêu cá cảnh xin chia sẻ với anh em chơi cá kỹ thuật nuôi cá sặc gấm đúng cách nhé!

Kỹ thuật nuôi cá sặc gấm

Trước khi đi tìm hiểu chi tiết kỹ thuật nuôi cá sặc gấm chúng ta hãy điểm qua những kiến thức cơ bản về chúng.

Nguồn gốc và đặc tính

Cá sặc gấm được tìm thấy đầu tiên ở vùng Nam Á. Tuy nhiên, do đặc điểm dễ thích nghi và ăn uống đa dạng nên hiện tại chúng hầu như có mặt trên khắp thế giới, trong những bể cá nuôi hay trong những ao, hồ, sông, suối có nước chảy hiền hòa.

Chúng có tên gọi khác là sặc lửa, họ gần với loại cá tai tượng, với màu sắc sặc sỡ nổi bật trên thân, hòa trộn bởi xanh lục, hồng đỏ, lam … Cá sặc gấm rất hiền lành thân thiện, dễ kết bạn với các loài cá khác nên được giới yêu cá yêu thích.

Cá sặc gấm có màu sắc nổi bật

Cá sặc gấm có màu sắc nổi bật

Cách nuôi cá sặc gấm

Yêu cầu môi trường nước

  • Nhiệt độ nguồn nước từ 24 – 28 độ C.
  • Độ cứng nguồn nước từ 5 – 20 dH
  • Độ pH nguồn nước từ 6 – 8.
  • Nước đã khử clo.
  • Máy sục nhẹ nhàng.

Cá sặc gấm thích sống nơi nước sạch trong và không quá xáo động nên người nuôi nên để ý chu kỳ thay nước đều đặn, mỗi lần thay giữ lại 25% nước cũ và tránh làm động nước quá mạnh.

Cá sặc gấm thích sống nơi nước sạch trong

Cá sặc gấm thích sống nơi nước sạch trong

Yêu cầu về thức ăn

Cá sặc gấm ăn tạp đa dạng và khá dễ tính, chúng có thể ăn đủ các thể loại như giáp xác nhỏ, tảo nhỏ, côn trùng, cung quăng, trùn chỉ, thức ăn sẵn dạng vẩy hay dạng viên.

Các đồ ăn cung cấp cho chúng cần sạch sẽ, không nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, nhiễm tạp chất có hại, kim loại nặng … Đồ ăn dạng vảy, dạng hạt nên tìm mua ở những cơ sở uy tín, có hạn sử dụng và thành phần rõ ràng. Cho ăn mỗi lần với lượng vửa đủ, tránh gây dư thừa mà làm bẩn nguồn nước dẫn đến sinh bệnh cho chúng.

Yêu cầu về chăm sóc sinh sản

Cá sặc sống hòa thuận nhưng đến kì sinh nở chúng ta nên tách các cặp bố mẹ ra từng bể riêng biệt, đặt ở nơi ánh sáng trung tính, râm mát. Bể nước có thể bố trí thêm hốc cây, đá, thủy sinh tạo chỗ trú cho chúng.

Tách cặp bố mẹ trong mùa sinh sản

Tách cặp bố mẹ trong mùa sinh sản

Cá sặc gấm bố có nhiệm vụ làm tổ bằng bọt khí và thực vật có xung quanh. Sau khi cá mẹ đẻ trứng vào tổ thì cá bố tự động ấp trứng. Lúc này chúng ta nên tách cá mẹ ra để tránh ông bố kia đuổi đánh nhé. Cá cái có thể lặp lại việc đẻ trứng sau 2-4 tuần.

Đợi cho trứng nở thành con (sau 24-36 tiếng) ta tiến hành tách luôn cả ông bố ra tiếp để tránh việc nó ăn mất cá con.

Khoảng 2 đến 3 ngày tiếp theo, cá sặc gấm con có thể tự bơi được và bắt đầu tập ăn. Hãy cho chúng ăn lượng ít giáp xác, ấu trùng, bobo hoặc lòng đỏ trứng gà luộc chín. Cá con sau tầm 5 tháng tuổi sẽ hoàn toàn trưởng thành và lại bắt đầu chu kì sinh nở đặc trưng loài của chúng.

Kết luận

Làm chủ kỹ thuật nuôi cá sặc gấm sẽ giúp các bạn chủ động hoàn toàn trong suốt quá trình chăm sóc loại cá này. Yêu cá cảnh xin chúc các bạn thành công và có những giấy phút thoải mái bên bể cá yêu thích của mình.

Please follow and like us:
icon Follow en US
Pin Share

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
RSS
Follow by Email