Khi nào cá betta đẻ và cách chăm sóc cá đẻ đúng cách
Đối với những người nuôi và yêu thích giống cá Betta, ngoài việc chăm sóc cho chúng có màu sắc rực rỡ nhất thì khi nào cá Betta đẻ cũng là nội dung quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây Yêu Cá Cảnh sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về đặc điểm sinh sản của cá Betta
Cá Betta là giống cá sinh sản bằng hình thức đẻ trứng. Khi đến thời kỳ sinh sản, cá trống sẽ ghép cặp với cá mái. Cá đực sẽ nhả bọt để chuẩn bị cho giai đoạn đẻ trứng của cá mái.
Quá trình thụ tinh sẽ được diễn ra bằng việc cá trống quấn lấy cá mái. Sau khi trứng được thụ tinh, cá mái sẽ đẻ trứng.
Cá đực sẽ nhặt những quả trứng thả vào tổ bọt của mình. Chúng sẽ tiếp tục quấn lấy nhau thêm vài lần nữa cho tới khi cá mái đẻ hết trứng.
Cá trống sẽ có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trứng cho tới khi nở. Mỗi lần đẻ trứng sẽ có từ 500-600 quả trứng được sinh ra và cá đực sẽ chăm sóc trứng trong một tổ bọt.
Cá trống sẽ có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trứng cho tới khi nở
Trong thời gian từ 2-3 ngày thì trứng sẽ nở.
Khi nào thì cá Betta đẻ
Đợi chờ những cặp cá của mình đẻ có lẽ là sự hồi hộp mong ngóng của rất nhiều chủ nuôi. Đặc biệt là những chủ nuôi mới bước vào thú vui tao nhã này phải không nào. Vậy khi nào cá Betta đẻ?
Thông thường, cá Betta sẽ bước vào giai đoạn sinh sản khi chúng được từ 6 tháng – 1 năm tuổi. Dấu hiệu để nhận biết chúng đến thời kỳ sinh sản chính là bạn sẽ quan sát thấy cá trống luôn tìm cách để thu hút cá mái. Chúng thường bơi theo những con cá mái và tìm cách để ghép cặp. Đó chính là dấu hiệu cho thấy cặp cá của bạn đã sẵn sàng bước vào giai đoạn sinh sản rồi đấy.
Khi đến kì sinh sản, cá trống tìm cách thu hút cá mái
Một số giống cá Betta mặc dù tới giai đoạn sinh sản nhưng chúng chưa có bất cứ tín hiệu nào báo cho bạn thấy là chúng sẵn sàng. Một số chủ nuôi thướng áp dụng biện pháp ép cá Betta.
Cách ép cá Betta chuẩn nhất
Một trong những biện pháp giúp cá Betta để chính là ép cá. Cách này có ưu điểm là giúp chủ nuôi có thể lai tạo giữa giống Betta này với giống Betta khác để tạo ra những chú cá con có màu sắc như mong muốn. Cách ép cá như sau:
Bước 1: Chuẩn bị môi trường ép cá
Chuẩn bị một bể nhỏ hoặc thau nhựa có sức chứa từ 15-20 lít nước. Bạn có thể thả vào bể một chiếc lá to để cá đực nhả bọt làm tổ. Thêm vài viên sỏi lớn chút để cá mái lẩn trốn sau khi đẻ trứng.
Bước 2: Thả cá mái và cá trống để chúng làm quen với nhau
Đầu tiên bạn sẽ thả cá trống vào trước. Sau đó thả cá mái vào một khay nhựa và đưa cá vào bể để trúng làm quen với nhau từ 5-7 ngày cho cá bớt hung giữ.
Bước 3: Thả cá Betta mái ra
Khi chúng đã quen mặt nhau bạn mới thả cá mái ra khỏi khay để chúng bơi tự do và làm quen với nhau. Ban đầu có thể cá trống sẽ bắt nạt cá mái. Tuy nhiên, khi cá mái chấp nhận bơi dưới tổ bong bóng của cá trống, khi này chúng sẽ quấn lấy nhau. Vài lần như vậy, cá mái sẽ sẵn sàng để đẻ trứng
Bước 4: Tách cá mái ra khỏi bể
Sau khi cá mái đẻ trứng, cá trống sẽ nhặt trứng đưa vào tổ bong bóng để chăm sóc và bảo vệ. Chúng sẽ tiếp tục quấn lấy nhau vài lần nữa cho tới khi cá mái dừng đẻ trứng. Khi này bạn cần tách cá mái ra khỏi bể để tránh cá mái ăn trứng.
Bước 5: Chờ cho trứng cá nở
Trong thời gian chờ trứng cá nở từ 2-3 ngày, bạn nên cho cá trống ăn một lượng thức ăn nhỏ. Nếu cá không ăn hết thức ăn, bạn cần hút bỏ để nguồn nước không bị ô nhiễm. Khi cá con nở, chúng sẽ bơi ra khỏi tổ.
Bước 6: Vớt cá trống ra khỏi bể
Khi cá Betta con đã nở hết, bạn cần tách cá trống ra khỏi bể và đưa lại bể cũ để chăm sóc cho cá ăn uống trở lại như bình thường. Cá con sẽ được nhận một chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể lớn nhanh và khỏe mạnh trước khi đưa vào bể lớn giống như cá bố mẹ.
Cá betta con
Kết luận
Trên đây là những thông tin tìm hiểu khi nào cá Betta đẻ và cách ép cá Betta đẻ. Hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc cá đẻ thật tốt. Chúc bạn thành công với những đàn cá con ưng ý.